Theo một số nguồn tin đáng tin cậy tính đến hết tháng 04/2014, ICANN đã chính thức cấp phát 36 tên miền đa ngữ cấp cao mã quốc gia cho 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới từ khi triển khai chương trình ưu tiên đăng ký nhanh cho các quốc gia sử dụng ngôn ngữ phi Latin có tên gọi "IDN ccTLD fast track process" được ICANN triển khai từ ngày 16/11/2009.
Như Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, dự kiến trong tháng 7/2014, số lượng tên miền tiếng Việt đăng ký trên hệ thống sẽ đạt 1 triệu tên miền.
Xem thêm: thuê máy chủ - thuê máy chủ ảo
Theo VNNIC, tên miền việt nam đã được chính thức cho phép đăng ký tự do, miễn phí theo chủ trương của Chính phủ từ 10 giờ 30 phút ngày 28/4/2011. Kết thúc tuần đầu tiên, đã có 114.957 tên miền tiếng Việt được đăng ký, trong tháng đầu tiên có 167.080 tên miền và con số tên miền tiếng Việt đã được đăng ký trong năm đầu tiên là 736.076. Dự kiến trong tháng 7/2014, số lượng tên miền tiếng Việt đăng ký trên hệ thống sẽ đạt 1 triệu tên. Đây là những con số ấn tượng, cho thấy một tương lai, tiềm năng phát triển của tên miền tiếng Việt, phù hợp với xu thế chung của thế giới về phát triển tên miền đa ngôn ngữ, đánh dấu sự phát triển Internet ở Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Cùng với các chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước về phát triển tên miền tiếng Việt, VNNIC cũng triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy phát triển tên miền tiếng Việt như các thủ tục cấp phát nhanh chóng trực tuyến, các công cụ hỗ trợ miễn phí kèm theo (Web, DNS hosting, Redirect) để đưa tên miền tiếng Việt vào cuộc sống. Trên các đường phố hay quảng cáo trực tuyến, đã có sự hiện diện của tên miền tiếng Việt như: chotot.vn, muare.vn, cucre.vn; nhaxinh123.vn, inanqml.vn, dangtinnhadathanoi.vn, thamdemcu.vn, buoiholo.vn...
VNNIC cho biết, tên miền đa ngữ (tên miền tiếng bản địa - IDN) là xu thế phát triển của công nghiệp nội dung Internet và đã được Tổ chức quản lý Tên và địa chỉ mạng quốc tế (ICANN) chính thức triển khai từ tháng 4/2010 sau hơn 10 năm nghiên cứu, phát triển và ngày càng phát triển rộng khắp trên thế giới. Việc triển khai tên miền đa ngôn ngữ được ICANN đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong lịch sử trên 15 năm hình thành của tổ chức này.
Hiện nay, tên miền đa ngữ đã trở thành xu thế phát triển tất yếu trên mạng Internet, đặc biệt là tại các nước không sử dụng ngôn ngữ ký tự chữ Latin mà đi đầu phải kể tới các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Theo báo cáo tình hình triển khai tên miền IDN của UNESCO và EURid trong năm 2013, trên thế giới có hơn 5,2 triệu tên miền đa ngữ được đăng ký, trong đó 780 tên miền tiếng Nga, 300 nghìn tên miền tiếng Trung, 3 nghìn tên miền tiếng Ai Cập, còn Việt Nam là 850 nghìn… Đến thời điểm hiện tại, có thể nói tất cả các trình duyệt đều đã hỗ trợ tên miền IDN, trong đó có tên miền tiếng Việt.
Tính đến hết tháng 04/2014, ICANN đã chính thức cấp phát 36 tên miền đa ngữ cấp cao mã quốc gia cho 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới từ khi triển khai chương trình ưu tiên đăng ký nhanh cho các quốc gia sử dụng ngôn ngữ phi Latin có tên gọi "IDN ccTLD fast track process" được ICANN triển khai từ ngày 16/11/2009. Các quốc gia, vùng lãnh thổ được cấp phát tên miền cấp cao mã quốc gia theo tiếng bản địa gồm có: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và hơn 10 quốc gia theo hệ ngôn ngữ Ả rập (Ai Cập, Quata, Maroc, Jocdan, Tunis, ...).
Theo số liệu thống kê, Nga là quốc gia có tốc độ phát triển hàng đầu thế giới về tên miền IDN với những con số rất ấn tượng: đạt 100.000 tên được đăng ký chỉ sau 3 tiếng cấp phát và 500.000 tên sau 1 tuần, 800.000 tên miền sau chưa đầy nửa năm. Tính tới tháng 03/2014, đã có trên 820.000 tên miền tiếng Nga được đăng ký, trong số đó 62,3% tên miền đưa vào sử dụng thực tế. Tại Hàn Quốc đã triển khai cấp phát tên miền IDN từ tháng 05/2011. Đến hết năm 2012 có 119,957 tên miền IDN đã được đăng ký. Tại Trung Quốc, tính tới cuối năm 2013, số tên miền IDN được đăng ký là 270.000.
Nội dung Báo cáo còn cho thấy tên miền đa ngữ đã góp phần tăng cường quảng bá và thể hiện rõ nét hình ảnh quốc gia trên mạng Internet, hỗ trợ người dân địa phương tiếp cận thông tin trên mạng một cách dễ dàng với ngôn ngữ riêng của họ. Do đó, việc giáo dục nâng cao nhận thức, thói quen sử dụng đối với tên miền đa ngữ được được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm.
(Theo ICTNews)
Thursday, October 9, 2014
Powered by WHMCompleteSolution